Đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài đúng cách để tăng tài lộc, may mắn. Gốm sứ Hoàng Gia

Tỳ Hưu là linh vật, vật phẩm phong thủy được nhiều người ưa chuộng đặt trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa trong văn phòng, nơi làm việc, nhà ở. Để cầu mong sự may mắn, thuận lợi và tài lộc.

Vậy đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài như thế nào là đúng phong thủy, giúp gia tăng tiền tài, lộc phát?

Hãy cùng Royalceramic.com.vn đi tìm lời giải cho thắc mắc trên, bạn nhé!

Mục lục  Bấm để xem 

Đặt Tỳ hưu trên bàn thờ Thần Tài đúng phong thủy

Bàn thờ Thần Tài là nơi linh thiêng và quan trọng đối với nhiều gia đình Việt, đặc biệt là những người làm ăn, buôn bán.

Trong đó, Tỳ Hưu là linh vật có ý nghĩa và khả năng trong việc chiêu tài, thu lộc. Tuy nhiên, chỉ khi được đặt đúng cách, linh vật này mới có thể phù hộ cho gia chủ làm ăn thuận lợi, sung túc và thịnh vượng.

Đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài đúng cách, tăng tài lộc, may mắn!

Ngoài ra, việc đặt Tỳ Hưu lên bàn thờ Thần Tài còn là cách gia tăng linh khí. Và giúp nơi thờ cúng trở nên linh thiêng hơn. Từ đó, mọi lời thỉnh cầu, nguyện ước của gia chủ sẽ được thần linh chứng giám, phù hộ, sở cầu như ý.

Sau đây là cách đặt Tỳ Hưu lên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa mang may mắn, tăng linh khí bàn thờ mà bạn cần quan tâm:

Đặt Tỳ hưu trên bàn thờ Thần Tài đúng theo phương vị

Theo quan niệm phong thủy, việc đặt Tỳ Hưu lên bàn thờ theo đúng phương vị có khả năng hóa giải Ngũ Hoàng Đại Sát. Những sát tinh nếu phạm phải có thể khiến nhiều điều không may ập đến.

Vậy nên, gia chủ cần xác định phương vị Ngũ Hoàng Đại Sát Đáo Tọa trong năm là hướng nào. Tiếp theo, ở phương vị Ngũ Hoàng Đại Sát bay đến. Gia chủ đặt hai linh vật Tỳ hưu ở phía sau cửa chính. Đầu Tỳ Hưu phải đặt hướng về phía trước với ý nghĩa hóa giải sát khí Ngũ Hoàng Đại Sát.

Đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài đúng cách, tăng tài lộc, may mắn!

Tỳ Hưu được sử dụng là loại bằng đồng, vì theo ngũ hành Ngũ Hoàng Đại Sát thuộc hành Thổ. Nên sử dụng vật phẩm phong thủy hành Kim mới có khả năng khắc chế.

Đặt Tỳ hưu trên bàn thờ Thần Tài đúng hướng

Phương hướng: Việc lựa chọn phương hướng để đặt Tỳ Hưu lên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài là vô cùng quan trọng.

Vậy nên gia chủ cần tìm hiểu chính xác đúng vận mệnh, cung bát quái của bản thân để xác định hướng đặt Tỳ Hưu hợp phong thủy. Từ đó, mang lại những điều tốt lành, thu hút tài lộc, thuận lợi. Trong đường công danh, sự nghiệp, mọi sự hanh thông, suôn sẻ.

Đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài đúng cách, tăng tài lộc, may mắn!

Vị trí: Không gian bày biện bàn thờ Thần Tài – Ông Địa thường khá hạn chế. Vậy nên vị trí tốt nhất, hợp phong thủy nhất để đặt Tỳ hưu ở bàn thờ là tại cung Tài hướng ra cửa chính/ cửa sổ.

Để linh vật mang đến sự linh thiêng và nguồn khí dồi dào cho bàn thờ. Ngoài việc lựa chọn phương hướng, vị trí; gia chủ cũng cần khai quang điểm nhãn cho Tỳ Hữu.

Cách khai quang Tỳ Hưu khá đơn giản, gia chủ có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đặt Tỳ hưu hướng về phía cửa Thần Tài trước khi khai quang.

Bước 2: Gia chủ đứng phía sau Tỳ hưu, hai bàn tay chắp theo hình dấu “+”, nhắm mặt và thành tâm cầu nguyện.

Bước 3: Quay Tỳ hưu hướng về phía mình.

Bước 4: Dùng khăn bông sạch thấm nước trà điểm vào 2 mắt của Tỳ hưu (mắt trái trước mắt phải sau) và lặp đi lặp lại 3 lần.

Bước 5: Tay trái giữ Tỳ Hưu, tay phải xoa đầu Tỳ Hưu (từ phía trước ra phía sau) và cũng lặp lại 3 lần.

Bước 6: Gia chủ bắt đầu thả lỏng tai, tháo dây đỏ ở cổ Tỳ Hưu ra.

Lưu ý khi đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài

Nếu đặt Tỳ Hưu lên bàn thờ Thần Tài trong nhà. Gia chủ tránh để Tỳ Hưu đối diện với gương hoặc quay mặt vào bên trong ngôi nhà. Điều này không chỉ phạm vào đại kỵ mà còn khiến Tỳ Hưu không thể hút vượng khí, tài lộc.

Nếu đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, bát hương trong nhà không được chứa cát. Mà phải có gạo trân châu, gạo đỏ hoặc gạo đen. Với ý nghĩa giúp tăng linh khí cho Tỳ Hưu.

Đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài đúng cách, tăng tài lộc, may mắn!

Mâm hoa quả trên bàn thờ không được để lê và dâu tây. Mỗi ngày gia chủ nên đốt một khoanh hương vòng hoặc đặt 1 ly nước bên cạnh Tỳ Hưu. Bởi như vậy sẽ giúp linh vật kiếm tiền tài mang về cho gia chủ.

Không được thay đổi vị trí đặt Tỳ Hưu tùy tiện. Không được sờ vào đầu hoặc mồm của Tỳ Hưu. Nếu gia chủ muốn di chuyển vị trí linh vật thì cần dùng một mảnh vải màu đỏ. Để che phần đầu Tỳ Hưu sau đó mới di chuyển.

Một năm chỉ nên lau chùi, vệ sinh Tỳ Hưu 4 lần là 6/2, 2/6, 14/7, 12/9 âm lịch.

Tỳ Hưu hợp với nam, kỵ phụ nữ và đặc biệt là phụ nữ đang mang thai hoặc đang đến tháng. Vậy nên phụ nữ cần tránh thắp hương cho bàn thờ khi đang ở một trong hai tình trạng trên. Nếu không muốn gia đình gặp phải không may, tài lộc hao kém,…

Hi vọng rằng với nội dung bài viết mà Royalceramic.com.vn vừa chia sẻ. Đã giúp bạn biết được cách đặt và thờ cúng Tỳ Hưu ở bàn thờ Thần Tài đúng theo phong thủy và thu về những điều tốt lành!

Cách trang trí bàn thờ Ông Địa đẹp mắt, hợp phong thủy! Gốm sứ Hoàng Gia

Việc trang trí và bày trí nơi thờ tự không chỉ là cách thể hiện sự thành tâm của gia chủ mà còn là một phần quan trọng có khả năng nhân đôi sự linh thiêng cho bàn thờ. Góp phần đem lại sự bình an, sung túc, công việc thuận lợi, suôn sẻ.

Thế nhưng không phải ai cũng biết cách trang trí bàn thờ Ông Địa- Thần Tài sao cho đẹp mắt lại đúng phong thủy để chiêu tài, hút lộc cho gia đình và công việc buôn bán.

Vậy nên hãy theo dõi bài viết hôm nay của Royalceramic.com.vn để tìm ra cách trang trí, sắp xếp bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa sao cho hợp phong thủy, tục lệ.

Mục lục  Bấm để xem 

Các vật phẩm để trang trí bàn thờ Ông Địa

Trước khi trang trí hay bày trí bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng bao gồm:

  • Tượng Thần Tài – Ông Địa
  • Bài vị
  • 3 hũ gạo, muối, nước
  • Bát hương
  • Đĩa đựng hoa quả
  • Lọ hoa
  • Cóc ngậm tiền
  • Phật Di Lặc
  • Kỷ trà 5 chén
  • Một bát sâu lòng

Cách trang trí bàn thờ Ông Địa đẹp mắt, đúng phong thủy!

Trên đây là những vật phẩm nên có trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa. Gia chủ cũng có thể đặt một vài vật phẩm trang trí bàn thờ Ông Địa khác đồng thời gia tăng sự linh thiêng của bàn thờ như linh vật Tỳ Hưu, vòng tỏi, vòng hoa mai,…

Cách trang trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài 

Để nơi thờ cúng thật sự linh thiêng, mang lại sự thuận lợi, may mắn và tài lộc; gia chủ cần bố trí bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đúng theo quy tắc sau:

Tượng Thần Tài – Ông Địa

Từ bao đời nay, bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa luôn được đặt dưới mặt đất. Trong đó, tượng Thần tài được đặt bên trái tính từ bên ngoài nhìn vào, Ông Địa được đặt ở phía bên phải.

Bài vị

Bài vị phải đặt ở bên trong cùng của bàn thờ, được viết bằng chữ “Chiêu tài tiến bảo”.

Đĩa đựng ba chén gạo, muối, nước

3 chén này sẽ đặt giữa hai ông Thần Tài và Thổ Địa. Lưu ý: ba chén gạo, muối, nước chỉ được phép thay vào cuối năm và trước khi đem vào bàn thờ chúng cần được làm sạch.

Cách trang trí bàn thờ Ông Địa đẹp mắt, đúng phong thủy!

Bát hương

Nằm ở giữa bàn thờ là bát hương. Bát hương khi được mua về cũng cần được vệ sinh tẩy uế và khi bốc bát hương gia chủ cũng cần phải tuân theo những thủ tục nhất định.

Bát hương trong suốt quá trình thờ cúng không nên bị xê dịch, gia chủ nên cố định bằng cách dùng keo 502.

Đĩa trái cây

Theo quy luật Đông Bình Tây Quả, đĩa trái cây sẽ nằm ở bên trái theo hướng từ ngoài nhìn vào trong.

Trái cây được chọn cho bàn thờ Thần Tài – Ông Địa cần tươi, không được úng héo. Gia chủ nên chọn 5 loại quả với nhiều màu sắc, kích thước ngụ ý mang tài lộc vào nhà và cũng là cách trang trí bàn thờ Ông Địa thêm bắt mắt hơn!

Lọ hoa

Đĩa cây được đặt bên trái thì lọ hoa sẽ ở bên ngược lại – bên phải từ ngoài nhìn vào. Hoa được sử dụng phải tươi, không được dùng hoa giả, hoa nặng mùi.

Cóc ba chân

Cóc ba chân hay còn gọi là Thiềm Thừ hoặc Cóc ngậm tiền với ý nghĩa thu giữ tiền bạc cho gia chủ không bị trôi đi. Ông Cóc nên được đặt phía bên trái từ ngoài vào. Tuyệt đối không đặt đối diện với cửa ra vào mà đặt chéo hoặc chếch đi.

Gia chủ sáng quay cóc ra ngậm tiền vàng, lộc phát và tối quay Cóc vào để tiền bạc không bị trôi đi.

Tượng Phật Di Lặc

Đặt tượng Phật Di Lặc giống như một cách trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài. Gia chủ nên đặt tượng ở phía trên của bàn thờ. Phật Di Lặc sẽ có nhiệm vụ sẽ quản lý cũng như kịp thời ngăn chặn những hành vi sai trái của hai vị thần.

Khay 5 chén nước

Gia chủ nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập. Với ý nghĩa tượng trưng cho 5 phương, cho ngũ hành phát triển.

Chén nước sâu lòng

Nên đặt bên ngoài một chén nước sâu lòng và rắc những cánh hoa lên trên với ý nghĩa Minh Đường Tụ Thủy.

Những lưu ý khi thờ cúng Thần Tài – Ông Địa

Dù Thần Tài – Thổ Địa thích được thờ cúng dưới đất nhưng hai ông rất ưa sạch sẽ. Vậy nên gia chủ cần giữ cho không gian và khu vực thờ cúng sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau chùi, quét dọn.

Cách trang trí bàn thờ Ông Địa đẹp mắt, đúng phong thủy!

Khi trời mưa to, gia chủ nên bê tượng Thần Tài, Ông Địa và Ông Cóc đặt vào một cái thau sạch và để tắm mưa tầm 15 phút. Sau đó lau khô, xịt nước thơm và tiến hành thắp hương.

Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa người xưa rất kiêng kỵ về việc làm động bát hương. Bởi điều này rất có thể khiến cho tài lộc ngôi nhà, công việc làm ăn bị xáo trộn, ảnh hưởng và thất thoát tiền bạc.

Cúng Thần Tài – Ông Địa nên chọn những lễ vật thờ cúng như: đồ ngọt, thịt quay, bánh hỏi, chuối,…tiền vàng. Hoa nên là hoa cúc, hoa hồng, đồng tiền,…tránh những loại có mùi quá nồng.

Tuyệt đối không được để hoa quả bị hư úng lên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa.

Lúc mới lập bàn thờ gia chủ cần phải thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ tụ khí, tăng sự linh thiêng; thắp đèn liên tục. Và nên chọn những loại nhang cuốn cũng là cách trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài thêm đẹp mắt. Đặc biệt, chân nhang trên bàn thờ chỉ được rút vào ngày 23 tháng Chạp.

Lộc cúng trên bàn thờ tuyệt không chia cho người ngoài, chỉ có người trong nhà mới được dùng nếu không tài lộc sẽ theo đó đi ra ngoài.

Mong rằng bài viết của Royalceramic.com.vn hôm nay là hữu ích với bạn!

Mâm cơm cúng giỗ ở miền Bắc gồm những món gì? Gốm sứ Hoàng Gia

Mâm cơm cúng giỗ ở miền Bắc cho người đã mất trong gia đình là phong tục truyền thống, một trong những nét đẹp văn hóa đẹp của người Việt Nam.

Mỗi năm, cứ đúng vào ngày mất của người khuất, con cháu trong gia đình sẽ chuẩn bị những lễ vật thật chỉnh chu, tươm tất.

Trong đó, mâm cúng giỗ là được quan tâm và chuẩn bị chu đáo nhất. Những món ăn trên mâm cúng người khuất thường là những cái tên quen thuộc, món ăn truyền thống của người Việt.

Tuy nhiên, không ai biết mâm cơm cúng gồm những món gì? Vì thế, trong bài viết hôm nay Royalceramic sẽ hướng dẫn các bạn chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ người mất sao cho đầy đủ, trang trọng!

Mục lục  Bấm để xem 

Ý nghĩa của việc cúng giỗ người đã khuất

Cúng giỗ ông bà tổ tiên – những người đã khuất là phong tục truyền thống có từ lâu đời của người Việt. Nét đẹp văn hóa này được con cháu lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Điều này không chỉ thể hiện sự hiếu kính của con cháu đối với gia tiên mà còn là việc mang đến những may mắn, bình an và hạnh phúc cho những người còn sống.

Tùy thuộc vào văn hóa mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng cho người khuất sẽ có sự khác biệt. Bởi mỗi mâm cơm đều thể hiện được những đặc trưng, văn hóa của con người của mỗi vùng đất.

Mâm cơm cúng gồm những món gì? 6 Mâm cúng giỗ miền Bắc!

Và dù mâm cúng giỗ là đơn giản hay sang trọng thì yếu tố thành tâm, việc chuẩn bị mâm cỗ sao cho tươm tất, đầy đủ mới là quan trọng.

Bởi mâm cỗ chính là lòng thành, sự biết ơn, lòng thương xót và để tưởng nhớ đến người đã khuất.

Không chỉ thế, đây cũng là dịp để con cháu trong nhà có thể sum họp, quây quần và đoàn tụ bên nhau. Các thành viên trong gia đình cùng nhau chia sẻ buồn vui ở hiện tại.

Mâm cơm cúng giỗ ở miền Bắc gồm những món gì? 

Thờ cúng người đã mất là phong tục thể hiện lòng biết ơn của người thế hệ sau đối với người đã sinh thành.

Vậy nên, khi người thân trong gia đình mất đi, những người còn lại trong nhà sẽ bày tỏ lòng thành, sự nhớ thương, đau xót vào ngày giỗ hàng năm. Chính vì thế, việc chuẩn bị mâm cỗ người khuất là việc vô cùng quan trọng.

Đặc biệt, mâm cơm cúng giỗ ở miền Bắc của nhiều gia đình càng nhận được nhiều sự quan tâm.

Mâm cơm cúng gồm những món gì? 6 Mâm cúng giỗ miền Bắc!

Vậy mâm cơm cúng giỗ ở miền Bắc gồm những gì?

Mâm cúng miền Bắc sẽ không thể thiếu những món ăn truyền thống. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của những người lớn trong gia đình. Bởi cũng tùy vào từng địa phương mà mâm cỗ cũng sẽ có vài sự khác biệt nhất định.

Và nếu bạn vẫn chưa lên được thực đơn cho mâm cơm cúng giỗ. Vậy hãy thử tham khảo 7 thực đơn mà Royalceramic gửi đến dưới đây:

Mâm cúng giỗ miền Bắc 1

  • Bánh chưng
  • Giò tai
  • Giò lụa
  • Chả quế
  • Canh bóng thả
  • Thịt gà luộc
  • Nem rán
  • Canh chân giò
  • Miến nấu lòng gà
  • Nộm đu đủ
  • Tim cật xào thập cẩm

Mâm cơm cúng gồm những món gì? 6 Mâm cúng giỗ miền Bắc!

Mâm cúng giỗ miền Bắc 2

  • Thịt gà luộc
  • Há cảo hấp
  • Miến nấu lòng gà
  • Canh bí nấu mọc
  • Cà ri bò
  • Canh măng nấu chân giò
  • Giò tai
  • Canh bóng thả
  • Thịt bò xào dứa
  • Ngô bao tử xào
  • Nem rán ăn kèm bún và rau sống
  • Tráng miệng: chè đỗ đen, dưa lê.

Mâm cúng giỗ miền Bắc 3

  • Bánh chưng
  • Thịt đông
  • Tôm xào cần tây
  • Thịt bò xào dứa
  • Cà ri bò
  • Nem rán
  • Canh măng nấu móng giò
  • Mướp đắng nhồi thịt
  • Chả quế
  • Giò lụa
  • Phồng tôm rán
  • Thịt lợn luộc
  • Xôi ngũ sắc
  • Nộm gà xé phay
  • Giò tai
  • Salad rau củ

Mâm cơm cúng gồm những món gì? 6 Mâm cúng giỗ miền Bắc!

Mâm cúng giỗ miền Bắc 4

  • Thịt gà luộc
  • Nem rán
  • Giò lụa
  • Sườn xào chua ngọt
  • Miến xào lòng gà
  • Rau củ xào thập cẩm
  • Canh ngô non, su su và mọc
  • Xôi gấc nhân đỗ
  • Khoai lang kén

Mâm cơm cúng giỗ ở miền Bắc gồm những món gì? 6 Loại mâm cúng giỗ miền Bắc!

Mâm cúng giỗ miền Bắc 5

  • Thịt gà luộc
  • Xôi gấc
  • Canh măng nấu móng giò
  • Nem rán ăn kèm rau sống
  • Canh ngô non, su su và mọc
  • Giò tai
  • Ngô bao tử xào
  • Tôm hấp
  • Giá đỗ xào
  • Tim xào đậu cô ve
  • Súp lơ luộc
  • Há cảo hấp
  • Chả quế

Mâm cơm cúng gồm những món gì? 6 Mâm cúng giỗ miền Bắc!

Mâm cúng giỗ miền Bắc 6

  • Thịt gà quay
  • Bánh chưng
  • Canh bồ câu hầm hạt sen
  • Nem rán
  • Thịt bò xào nấm, ngô non và đậu hà lan
  • Xôi gấc
  • Sườn xào chua ngọt
  • Củ kiệu muối
  • Canh bóng cuộn
  • Canh măng nấu móng giò

Mâm cơm cúng gồm những món gì? 6 Mâm cúng giỗ miền Bắc!

 

Những lưu ý cần biết khi chuẩn bị mâm cúng giỗ

Đã hiểu được tầm quan trọng của mâm cúng trong ngày giỗ. Vậy bạn cần phải thật cẩn trọng từ quá trình chuẩn bị đồ cúng, cách sắp xếp mâm cỗ, cho đến khi dâng lên trên bàn cúng gia tiên.

Mâm cơm cúng gồm những món gì? 6 Mâm cúng giỗ miền Bắc!

Hãy lưu ý những điều sau khi chuẩn bị mâm cúng giỗ người khuất. Cụ thể:

  • Tránh dùng tỏi trong những món ăn có trên mâm cúng.
  • Nên chuẩn bị bát đũa trên mâm cỗ sao cho đồng bộ, tốt nhất là dùng bát đĩa mới.
  • Để thể hiện sự thành kính, gia chủ không nên mua đồ ăn có sẵn hoặc đồ đóng hộp mang lên bàn cúng.
  • Nên lựa chọn những món ăn mà người đã khuất yêu thích thay vì những món lúc còn sống ông bà không ưa.
  • Không được nêm nếm, ăn thử món ăn dành để cúng giỗ.
  • Món ăn cần chế biến sạch sẽ, nấu chín, không được để đồ tanh hôi lên trên bàn cúng.
  • Không dùng bát bị nứt vỡ đưa lên bàn cúng giỗ người đã khuất.
  • Rau củ, cá thịt dùng để nấu nướng phải thật sạch sẽ, tươi ngon mới thể hiện được lòng thành!

Lời kết

Qua những chia sẻ mà Royalceramic vừa gửi đến, chắc chắn các bạn đã biết được mâm cơm cúng giỗ miền Bắc gồm những món gì?

Như đã nói, tùy theo vùng miền và phong tục tập quán của mỗi địa phương mà những món ăn trên mâm cỗ sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Tuy nhiên, những món ăn đặc trưng quen thuộc, những món ngon mà lúc còn sống ông bà yêu thích thì nhất định phải có trên mâm lễ.

Và trên hết, việc cúng giỗ người đã khuất vào mỗi năm là thể hiện lòng thành, sự hiếu kính, xót thương đối với người mất. Vậy nên, không cần quá chú tâm đến việc mâm cúng sang trọng hay đơn giản.

Bởi trên hết, lòng thành kính mới là yếu tố quan trọng đối với mỗi mâm cúng. Mong rằng bạn sẽ gặp được nhiều may mắn và tốt lành trong cuộc sống!

Theo dõi những bài viết về phong thủy, tử vi mới nhất và thú vị nhất mỗi ngày tại website: https://royalceramic.com.vn

Bài cúng thần tài chính xác bạn nên biết - Gốm sứ Hoàng Gia

Bài cúng thần tài được các gia đình có bàn thờ ông thần Tài trong nhà. Trên thực tế nhiều người chưa biết được cách cúng thần tài như thế nào? Bài viết dưới đây của Royalceramic sẽ giúp bạn tìm hiểu các bài cúng đơn giản và chính xác.

Mục lục  Bấm để xem 

Thần Tài là ai? Cúng thần tài vào ngày nào? 

Ông Thần Tài khi cắt nghĩa có nghĩa là vị thần có tinh thần thiêng liêng màu nhiệm. Còn tài có nghĩa là trí phi thường và cũng có nghĩa là của cải, tiền bạc.

Thần Tài cũng có thể là vị thần cai quản những công việc liên quan đến tiền bạc và của cải cho gia chủ. Theo quan niệm từ dân gian thì Thần Tài mang đến của cải cho họ.

Bài cúng thần tài chính xác bạn nên biết

Chính vì vậy mà nhiều gia đình, đặc biệt là những người tham gia vào buôn bán, kinh doanh đều thờ cúng vị thần này.

Theo dân gian thì ngày cúng Thần Tài hay còn được gọi là ngày thỉnh thần Tài là ngày mùng 10 hằng tháng. Tuy nhiên hiện nay bởi cách bố trí đặt bát hương thờ Thần Tài và Thổ Địa chung một bàn thờ.

Vì vậy mà chúng ta có thể dâng lễ thờ cúng Thần Tài mỗi ngày hoặc vào ngày rằm, mùng một. Điều này cũng không sau thì thờ cúng theo lòng thành và cái tâm của gia chủ. Lòng thành càng nhiều thì phức đức càng viên mãn.

Bài cúng vía ông thần tài 1 mùng và rằm 

Bài cúng ông thần tài vào mùng 1 hằng tháng mỗi gia đình người dân Việt Nam đều sẽ thắp hương, cúng gia tiên. Cúng ông bà, tổ tiên nên việc chuẩn bị một bài cúng chuẩn rất quan trọng.

Bài cúng thần tài chính xác bạn nên biết

Nó thay lời kêu gọi, cầu khấn ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu. Với một ngày tâm linh như vậy nhiều nhà đã băn khoăn không biết nên  dùng bài khấn nào chính xác. Để không phạm phải sai lầm thì dưới đây là nội dung bài khấn chi tiết bạn có thể tham khảo.

Nội dung văn khấn Thần Tài ngày 1 và rằm.

Việc cúng thần tài vào ngày mùng 1 và ngày rằm với hi vọng các vị thần tài sẽ vui vẻ, được quan tâm hơn. Vì vậy bài cúng thần tài vào ngày mùng 1 và ngày rằm cụ thể như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Chúng con kính lạy chín phương Trời,chúng con lạy mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Chúng con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Chúng con kính lạy các Thần tài vị tiền.

Chúng con kính lạy các vị ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ khai khẩn

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Chúng con chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả. Và các thứ cúng dâng lên kính ngài, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Chúng con cúi xin Thần Tài thương xót phù hộ tín chủ, giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái. Mọi điều vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến.

Với tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con với  lễ bạc tâm thành. Trước án kính lễ cúi xin được các ngài phù hộ độ trì cho chúng con.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bài cúng văn khấn vía thần tài thổ địa mùng 10

Như đã chia sẻ, ngày vía thần tài còn được thực hiện vào ngày mùng 10. Với mong muốn các vị thần sẽ gõ cửa và mang đến lộc lá cho việc kinh doanh.

Bài cúng thần tài chính xác bạn nên biết

Dưới đây là nội dung của bài cúng bạn có thể tham khảo:

Lời khấn đầu tiên

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

Kính lạy Ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần

Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư mệnh, Táo phủ, Thần quân

Con kính lạy Thần Tài vị tiền

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này

Tín chủ con là………………………………………………………….

Ngụ tại……………………………………………………………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……………………………….

Tín chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Lời khấn tiếp theo

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là ………………………………. Ngụ tại…

Hôm nay là ngày…… tháng….… năm……..

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án. chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Cho gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Lời kết

Nội dung bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn thông tin về các bài cúng thần tài chi tiết. Đặc biệt vào mỗi ngày thì sẽ có một bài văn khấn khác nhau. Vì vậy các bạn hãy tham khảo để có thể tiến  hành việc cúng ngày này chính xác và hiệu quả.

Lễ cúng thần tài gồm những gì? Tìm hiểu văn khấn Thần Tài - Gốm sứ Hoàng Gia

Lễ cúng thần tài gồm những gì là điều rất quan trọng khi các bạn tiến hành việc cúng vị thần này. Tuy nhiên để thực hiện một cách chính xác, hiệu quả các bạn cần phải biết những thứ cần chuẩn bị là gì? Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn những thông tin bổ ích.

Mục lục  Bấm để xem 

Ý nghĩa của việc cúng Thần tài, Thổ địa

Theo tục lệ của những người xưa để lại thì cứ vào mùng 10 tháng Giêng các gia đình sẽ làm lễ cúng Gia Thần, gia Tiên.

Việc này nhằm mục đích cầu xin cho mọi người trong nhà được khỏe mạnh, bình an, may mắn…. Những gia đình buôn bán đều có một bàn thờ Thần Tài rất trang trọng.

Lễ cúng thần tài gồm những gì? Tìm hiểu văn khấn Thần Tài

Đặc biệt bàn thờ Thần Tài được đặt ở vị trí dưới đất sát mép tường và gần cửa ra vào.

Thần Tài là một vị thần mang tài lộc đến cho gia chủ, mỗi khi làm việc gì cũng được phù hộ. Điều này giúp gia đình được thuận buồm xuôi gió, đa số mọi người thường cúng thần tài vào cả 4 mùa để thể hiện lòng thành.

Lễ cúng thần tài gồm những gì?

Để tiến hành cúng lễ thần tài các bạn cần phải tìm hiểu lễ vật cúng thần tài có những gì? Dưới đây là danh sách các lễ vật khi cúng vào tháng 10 và cúng vào mỗi ngày bạn có thể tham khảo.

 

Lễ cúng thần tài ngày 10 tháng giêng

Theo phong tục của người xưa thì lễ cúng ngày thần tài thường bao gồm:

  • Hoa quả cúng thần tài bao gồm 5 loại hoa quả tươi được rửa sạch sẽ.
  • Nến (đèn cầy)
  • Hương thắp (nhang)
  • Nước (3 cốc)
  • Rượu (3 cốc)
  • Gạo (phải là gạo tẻ)
  • Tiền vàng mã
  • Muối hạt sạch
  • Thuốc lá
  • Bộ tam sên: gồm thịt heo luộc, 1 quả trứng luộc, 1 con tôm
  • Hoa tươi (có thể là hoa ly, hoa cúc vàng,…)
  • Tiền lẻ
  • Bánh kẹo (1 đĩa)
  • Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu)
  • Xôi đậu xanh
  • Sắm lễ cúng Thần Tài cá lóc nướng (có thể có hoặc không tùy thuộc vào điều kiện gia đình của mỗi người)

Lễ cúng thần tài gồm những gì? Tìm hiểu văn khấn Thần Tài

Lễ vật cúng ngày vía thần tài mỗi ngày 

Nếu bạn là dân buôn bán thì sẽ cần cúng thần tài vào mỗi ngày. Lễ vật cúng Thần Tài mỗi ngày rất đơn giản, bạn chỉ cần thay nước mỗi ngày.

Đối với hoa tươi có thể 1 tuần thay 1 lần cũng được. Các bạn có thể thắp thêm bánh kẹo, hoa quả, thực hiện đều đặn vào mỗi sáng mai khi mở cửa hàng.

Sau đó phải lau sạch bàn thờ hoặc tắm cho ông Thần Tài để cho mát mẻ và tăng thêm linh thiêng. Việc này cũng giúp bạn có thêm may mắn, gặp thời làm ăn, thịnh vượng phát tài trong cuộc sống hơn.

Lễ cúng thần tài gồm những gì? Tìm hiểu văn khấn Thần Tài

Bên cạnh đó cũng theo kinh nghiệm của những người buôn bán thì mỗi khi có việc đó thì họ thường thắp hương cầu xin thần tài. Để những việc sắp làm sẽ được suôn sẻ, may mắn hơn.

Chuẩn bị bàn thờ thần tài 

Bên cạnh việc tìm hiểu lễ cúng thần tài gồm những gì thì các bạn cũng phải chuẩn bị bàn thờ thần tài một cách chu đáo.

Lễ cúng thần tài gồm những gì? Tìm hiểu văn khấn Thần Tài

Đây là một trong những khâu quan trọng, bạn sẽ phải chuẩn bị một số vật dụng và đồ cúng như sau:

  • Tượng ông Thần Tài. Bạn có thể mua tượng Thần Tài ở bên ngoài cửa hàng. Cần được bao bọc kỹ càng khi đưa về nhà mình. Các bạn nên đặt tượng ông Thần Tài ở bên trái, Ông Địa ở bên phải.
  • Chuẩn bị một bát hương đặt ở giữa của bàn thờ.
  • Chuẩn bị một lọ hoa tươi, lọ hoa này được đặt ở phía tay phải. Bạn cũng có thể sử dụng hoa có bông và nhiều búp nhỏ để nở vào những ngày sau.
  • Chuẩn bị một đĩa quả tươi, chọn những loại quả tươi, không bị bầm dập, tươi ngon, nguyên trái và đặt ở phía bên tay phải. Tốt nhất là nên chọn loại quả khác nhau
  • Trên bàn thờ cần có các chén nước. Sau khi mua về cần phải rửa sạch trước khi đổ nước vào. Không nên đổ đầy chén.
  • Chuẩn bị đèn dầu hoặc nến.
  • Vàng mã, hương.

Văn khấn cúng thần tài 

Để tiến hành việc cúng thần tài tại nhà các bạn có thể tham khảo bài văn khấn sau đây:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày mùng 10 tháng Giêng năm Kỷ Hợi.

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Lời kết

Bài viết trên đây đã giúp các bạn tìm hiểu về lễ cúng thần tài gồm những gì. Việc này sẽ giúp lễ cúng diễn ra thuận lợi, trang trọng và được sự chứng giám của các vị thần.

Cúng ngày thần tài là một phong tục hiện nay rất phổ biến, đặc biệt với những người làm ăn, buôn bán. Hy vọng với những chia sẻ của Royalceramic sẽ giúp bạn có được thông tin bổ ích.

Ngày vía thần tài cúng gì? Cách cúng vía thần tài chính xác - Gốm sứ Hoàng Gia

Ngày vía thần tài cúng gì cho tươm tất là một câu hỏi rất nhiều người đặt ra. Việc chuẩn bị càng thịnh soạn thì buổi lễ càng có hiệu quả cao.

Gia đình, công ty kinh doanh làm ăn thuận buồm xuôi gió trong năm mới. Ngày này thường rơi vào ngày 3/2. Đâu là ngày đẹp để việc cúng khai trường hoặc làm phúc. Để có thông tin chi tiết về lễ cúng thần tài bạn hãy tham khảo thông tin sau đây.

Mục lục  Bấm để xem 

Ngày vía thần tài cúng gì? 

Ngày vía thần tài thường là ngày 10 âm lịch mỗi năm. Với mong muốn được thần tài ban phước cho một năm kinh doanh thuận lợi.

Ngày này chúng ta nên bày biện các lễ vật dưới đây để có nghi thức cúng vía thần tài chính xác.

Ngày thần tài cúng gì

  • Mâm cỗ Tam Sên: Mâm cỗ này cần có 1 miếng thịt heo đã luộc, 1 trứng luộc, 1 con tôm (hoặc cua) biển luộc. nếu bạn không làm cỗ mặn phải chuẩn bị bánh trái, mâm chay để cúng.
  • Nhang: Cần phải chọn giờ để cúng cho phù hợp. Tốt nhất bạn hãy cúng vào khoảng thời gian buổi sáng. Hương cũng nên chọn loại có mùi thơm để dễ dàng kích hoạt trường khí tốt lành.

Ngày vía thần tài cúng gì? Cách cúng ngày vía thần tài chính xác

  • Nước: Nên rửa sạch chén đựng nước và dùng nước sạch để cúng. Khi rót nước cũng không nên rót quá đầy, chỉ cần cách miệng chén khoảng 1cm là được.
  • Hoa: Để có được buổi cúng thần tài đầy đủ các bạn nên chọn hoa đẹp như hoa cúc hay hoa đồng tiền. Tuyệt đối không nên dùng hoa giả, hoa giấy để cúng thần tài.
  • Quả: Nên chuẩn bị một mâm ngũ quả đẹp, không bị héo, dập. Các bạn hãy chọn trái cây tươi ngon nhất mang ý nghĩa thành kính.
  • Nến, đèn: Các bạn nên sử dụng đèn nến. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn chuẩn bị được nến thay vì dùng đèn điện.
  • Muối, gạo sau khi cúng xong tuyệt đối không vung ra mà cất dữ lại coi như tài lộc trong năm.
  • Nước và rượu hãy đứng ngoài cửa tưới vào nhà mình. Điều này mang ý nghĩa đem tài lộc cho nhà mình.

 

Đồ cúng vía thần tài khác

Bên cạnh những lễ vật được liệt kê ở trên các bạn cần phải bổ sung thêm một số thứ như: Một con cá lóc, một miếng heo quay, thuốc lá.

Ngày vía thần tài cúng gì? Cách cúng ngày vía thần tài chính xác

Nếu trong ngày vía thần tài mà bạn mua vàng thì cũng nên dâng miếng vàng đã mua lên đó để cúng. Điều này giúp các vị thần sẽ đem đến sự may mắn cho chủ nhân.

Cúng ngày vía Thần Tài vào giờ nào tốt?

Theo các chuyên gia phong thủy thì việc cúng thần tài cần được thực hiện vào những giờ đẹp. Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ, bên trong khảm là bài vị Thần Tài.

Trước bài vị sẽ đặt bát hương kê một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ. Đồng thời phải có một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Ngày vía thần tài cúng gì? Cách cúng ngày vía thần tài chính xác

Mọi người cần phải lưu ý khi thực hiện lễ cúng Thần Tài đó là: Đối với những người làm ăn, buôn bán để có nhiều may mắn thì mọi người không nên thực hiện ở đình, chùa. Những người không kinh doanh có thể cúng tại nhà hoặc ở các đình, đền địa phương.

Lễ thần tài nên được thực hiện trong nhà, tránh để lộ thiên bên ngoài ban công hoặc sân thượng. Bởi vì dân gian cho rằng lễ cúng khi để ngoài trời sẽ bị vong lang thang phá, gây tổn hại đến chủ nhà. Các chuyên gia phong thủy cũng cho rằng nên thắp hương Thần Tài vào buổi sáng lúc 7-9h là tốt nhất.

Một số lưu ý khi cúng ngày vía thần tài

Khi thực hiện việc cúng ngày vía thần tài các bạn cần phải lưu ý một số điều cơ bản được chia sẻ sau đây. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những thiếu sót không đáng có khi thực hiện.

Ngày vía thần tài cúng gì? Cách cúng ngày vía thần tài chính xác

  • Chén đựng nước cần được rửa sạch sẽ trước khi đem cúng. Chỉ nên đặt 1 chén nước sạch mà không cần 3 hay 5 chén.
  • Bình đựng hoa có thể dùng loại bình sứ hay thủy tinh đều được. Nên cúng hoa tươi đang còn nụ, có hương thơm càng tốt. Không dùng hoa giả để cúng thần tài.
  • Hoa quả các bạn nên chọn những loại còn tươi, nguyên vẹn không bị dập nát. Mâm hoa quả phải luôn có chuối vàng. Không dùng hoa quả nhựa giả để cúng. Hoa quả sau khi cúng được coi là lộc, nên thụ lộc trong nhà, không cho người khác.
  • Gạo và muối sau khi cúng thì dữ lại và cất đi để dữ lộc trong nhà.

Văn khấn ngày vía thần tài 

Bên cạnh việc tìm hiểu ngày vía thần tài cúng gì thì bạn cũng phải tìm hiểu bài văn khấn cho ngày này chính xác.

Dưới đây là nội dung bài khấn bạn có thể tham khảo.

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật! 

Lời kết

Nội dung trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ngày vía thần tài cúng gì? Việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật để cúng cùng cách thực hiện chính xác sẽ giúp gia chủ được phù hộ tốt nhất. Đặc biệt các bạn hãy tham khảo nội dung bài khấn của Royalceramic để tiến hành cúng hiệu quả.

Ngày vía thần tài cúng gì? Cách cúng vía thần tài chính xác - Gốm sứ Hoàng Gia

Ngày vía thần tài cúng gì cho tươm tất là một câu hỏi rất nhiều người đặt ra. Việc chuẩn bị càng thịnh soạn thì buổi lễ càng có hiệu quả cao.

Gia đình, công ty kinh doanh làm ăn thuận buồm xuôi gió trong năm mới. Ngày này thường rơi vào ngày 3/2. Đâu là ngày đẹp để việc cúng khai trường hoặc làm phúc. Để có thông tin chi tiết về lễ cúng thần tài bạn hãy tham khảo thông tin sau đây.

Mục lục  Bấm để xem 

Ngày vía thần tài cúng gì? 

Ngày vía thần tài thường là ngày 10 âm lịch mỗi năm. Với mong muốn được thần tài ban phước cho một năm kinh doanh thuận lợi.

Ngày này chúng ta nên bày biện các lễ vật dưới đây để có nghi thức cúng vía thần tài chính xác.

Ngày thần tài cúng gì

  • Mâm cỗ Tam Sên: Mâm cỗ này cần có 1 miếng thịt heo đã luộc, 1 trứng luộc, 1 con tôm (hoặc cua) biển luộc. nếu bạn không làm cỗ mặn phải chuẩn bị bánh trái, mâm chay để cúng.
  • Nhang: Cần phải chọn giờ để cúng cho phù hợp. Tốt nhất bạn hãy cúng vào khoảng thời gian buổi sáng. Hương cũng nên chọn loại có mùi thơm để dễ dàng kích hoạt trường khí tốt lành.

Ngày vía thần tài cúng gì? Cách cúng ngày vía thần tài chính xác

  • Nước: Nên rửa sạch chén đựng nước và dùng nước sạch để cúng. Khi rót nước cũng không nên rót quá đầy, chỉ cần cách miệng chén khoảng 1cm là được.
  • Hoa: Để có được buổi cúng thần tài đầy đủ các bạn nên chọn hoa đẹp như hoa cúc hay hoa đồng tiền. Tuyệt đối không nên dùng hoa giả, hoa giấy để cúng thần tài.
  • Quả: Nên chuẩn bị một mâm ngũ quả đẹp, không bị héo, dập. Các bạn hãy chọn trái cây tươi ngon nhất mang ý nghĩa thành kính.
  • Nến, đèn: Các bạn nên sử dụng đèn nến. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn chuẩn bị được nến thay vì dùng đèn điện.
  • Muối, gạo sau khi cúng xong tuyệt đối không vung ra mà cất dữ lại coi như tài lộc trong năm.
  • Nước và rượu hãy đứng ngoài cửa tưới vào nhà mình. Điều này mang ý nghĩa đem tài lộc cho nhà mình.

 

Đồ cúng vía thần tài khác

Bên cạnh những lễ vật được liệt kê ở trên các bạn cần phải bổ sung thêm một số thứ như: Một con cá lóc, một miếng heo quay, thuốc lá.

Ngày vía thần tài cúng gì? Cách cúng ngày vía thần tài chính xác

Nếu trong ngày vía thần tài mà bạn mua vàng thì cũng nên dâng miếng vàng đã mua lên đó để cúng. Điều này giúp các vị thần sẽ đem đến sự may mắn cho chủ nhân.

Cúng ngày vía Thần Tài vào giờ nào tốt?

Theo các chuyên gia phong thủy thì việc cúng thần tài cần được thực hiện vào những giờ đẹp. Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ, bên trong khảm là bài vị Thần Tài.

Trước bài vị sẽ đặt bát hương kê một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ. Đồng thời phải có một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Ngày vía thần tài cúng gì? Cách cúng ngày vía thần tài chính xác

Mọi người cần phải lưu ý khi thực hiện lễ cúng Thần Tài đó là: Đối với những người làm ăn, buôn bán để có nhiều may mắn thì mọi người không nên thực hiện ở đình, chùa. Những người không kinh doanh có thể cúng tại nhà hoặc ở các đình, đền địa phương.

Lễ thần tài nên được thực hiện trong nhà, tránh để lộ thiên bên ngoài ban công hoặc sân thượng. Bởi vì dân gian cho rằng lễ cúng khi để ngoài trời sẽ bị vong lang thang phá, gây tổn hại đến chủ nhà. Các chuyên gia phong thủy cũng cho rằng nên thắp hương Thần Tài vào buổi sáng lúc 7-9h là tốt nhất.

Một số lưu ý khi cúng ngày vía thần tài

Khi thực hiện việc cúng ngày vía thần tài các bạn cần phải lưu ý một số điều cơ bản được chia sẻ sau đây. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những thiếu sót không đáng có khi thực hiện.

Ngày vía thần tài cúng gì? Cách cúng ngày vía thần tài chính xác

  • Chén đựng nước cần được rửa sạch sẽ trước khi đem cúng. Chỉ nên đặt 1 chén nước sạch mà không cần 3 hay 5 chén.
  • Bình đựng hoa có thể dùng loại bình sứ hay thủy tinh đều được. Nên cúng hoa tươi đang còn nụ, có hương thơm càng tốt. Không dùng hoa giả để cúng thần tài.
  • Hoa quả các bạn nên chọn những loại còn tươi, nguyên vẹn không bị dập nát. Mâm hoa quả phải luôn có chuối vàng. Không dùng hoa quả nhựa giả để cúng. Hoa quả sau khi cúng được coi là lộc, nên thụ lộc trong nhà, không cho người khác.
  • Gạo và muối sau khi cúng thì dữ lại và cất đi để dữ lộc trong nhà.

Văn khấn ngày vía thần tài 

Bên cạnh việc tìm hiểu ngày vía thần tài cúng gì thì bạn cũng phải tìm hiểu bài văn khấn cho ngày này chính xác.

Dưới đây là nội dung bài khấn bạn có thể tham khảo.

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật! 

Lời kết

Nội dung trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ngày vía thần tài cúng gì? Việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật để cúng cùng cách thực hiện chính xác sẽ giúp gia chủ được phù hộ tốt nhất. Đặc biệt các bạn hãy tham khảo nội dung bài khấn của Royalceramic để tiến hành cúng hiệu quả.